Thứ Ba, 24 tháng 2, 2009

Thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam


Có lẽ chúng ta đã không ít lần nghe thấy cụm từ "Quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam" rất có tiềm năng, tuy nhiên, chưa thể cất cánh. Quảng cáo truyền hình hiện nay vẫn đứng đầu, chiếm khoảng 75% thị phần trong khi đó quảng cáo trực tuyến chỉ chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn, dưới 2%. Vậy nguyên nhân do đâu, các doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến cần phải làm gì để vượt lên khó khăn và khẳng định ưu điểm của mình?

Việt Nam là một trong những nước có sự phát triển nhanh chóng của Internet. Theo số liệu của trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), hiện nay có xấp xỉ 19 triệu người, tương đương 22,47% dân số Việt Nam thường xuyên tiếp cận Internet, con số này đã tăng so với năm 2006 là 4 triệu người. Số lượng người sử dụng Internet tăng là môi trường hấp dẫn để phát triển quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam. Hơn nữa, đa số những người có nhu cầu thường xuyên sử dụng Internet thuộc tầng lớp thanh niên, trí thức, có thu nhập ổn định và có nhu cầu mua sắm cao. Tuy nhiên, thực tế, người tiêu dùng Việt Nam nói chung còn rất xa lạ với hình thức mua bán trực tuyến, họ chỉ quen sử dụng các hình thức truyền thống, hay hiện đại hơn là đến các trung tâm mua sắm hay siêu thị để tiêu dùng.

Mặc dù mức giá của quảng cáo trực tuyến rất cạnh tranh, thấp hơn quảng cáo qua báo in và thấp hơn nhiều so với quảng cáo truyền hình. Nếu như giá quảng cáo trên báo in là khoảng 5 triệu đồng/1 trang quảng cáo đơn giản thì bạn chỉ mất khoảng 50 triệu cho cả tháng quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra khá hoài nghi vào hiệu quả của quảng cáo trực tuyến. Thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam vẫn được ví như "một mảnh đất màu mỡ chưa được khai phá", theo đó, một câu hỏi lớn đặt ra là khi nào quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam mới có thể cất cánh.

Trên thế gới, tại các nước phát triển không còn xa lại với quảng cáo trực tuyến. Họ rất hứng thú với việc có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi các mặt hàng có chất lượng và giá cả cạnh tranh nhất. Việc này giúp họ tiết kiệm rất nhiều thời gian. Mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen tiêu dùng ở các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, nếu chúng ta đưa ra một vài phép so sánh đơn giản cũng có thể hiểu tạo sao thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam vẫn chiếm thị phần khiêm tốn như vậy.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, mạng Internet có mặt tại quốc gia này vừa tròn 10 năm. Không thể phủ nhận số người tiếp cận với mạng Internet và sử dụng nó trong công việc và cuộc sống hàng ngày tăng lên đáng kể. Nhưng điều này chưa đủ để chứng minh sự hấp dẫn của quảng cáo trực tuyến.

Quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam cón thiếu tính chuyên nghiệp và vì thế chưa mang lại hiệu quả cao. Hình thức quảng cáo trực tuyến chủ yếu tại Việt Nam hiện nay là quảng cáo banner hay quảng cáo logo. Các quảng cáo này chiếm một vị trí rất khiêm tốn và hầu hết được đặt hai bên lề của trang web. Trong khi đó, quảng cáo trực tuyến ở nước ngoài "táo bạo" và chuyên nghiệp hơn nhiều. Họ dùng rất nhiều hình thức khác nhau như chèn các quảng cáo ngay giữa các đoạn của một bài báo, chạy chữ to ngay trên bài báo, sử dụng tag...

Hy vọng rằng trong thời gian tới quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam sẽ khắc phục được những nhược điểm của mình và dần trở thành một thị trường đầy tiềm năng thực sự.

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2009

Chân dung thị trường quảng cáo Việt Nam


Thị trường quảng cáo Việt Nam

Sau sự kiện Việt Nam chính thức tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế WTO, Việt Nam phải mở rộng thị trường của mình, đón nhận các thành viên khác trong tổ chức WTO. Các công ty nước ngoài vốn mạnh hơn về tiềm lực kinh tế và công nghệ sẽ tận dụng cơ hội này để chinh phục thị trường quảng cáo tại Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là "sân chơi" cho các công ty quảng cáo trong nước vốn đã khiêm tốn nay lại càng hạn hẹp hơn.

Vẫn trẻ ở độ tuổi 16

Theo ông Đỗ Kim Dũng, phó chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo TP.HCM kiêm tổng giám đốc công ty quảng cáo An Tiêm cho biết: "Trong tổng số hơn 1 tỷ đô la doanh thu hằng năm từ các hoạt động quảng cáo ở Việt Nam, các hãng quảng cáo trong nước chiếm khoảng từ 10% đến 20%. Hơn 80% còn lại thuộc về một vài hãng quảng cáo lớn nước ngoài".

Tại Việt Nam, ngành quảng cáo đã hình thành và phát triển được khoảng 16 năm, tuy nhiên, hành lang pháp lý cho ngành này đến nay vẫn chưa được hoàn chỉnh.

Hiện nay, có khoảng trên 30 văn phòng đại diện của các công ty quảng cáo hàng đầu thế giới tại Việt Nam. Về nguyên tắc, một vài văn phòng đại diện không được trực tiếp thực hiện kinh doanh cũng như các hoạt động sinh lợi khác, nhưng thực tế các văn phòng đại diện này lại thống trị thị trường quảng cáo Việt Nam.

Ông Nguyễn Quý Cáp, chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo TP.HCM nhấn mạnh "Năm 2010, khi Việt Nam có 500,000 công ty, ngành công nghiệp quảng cáo sẽ phát triển rất mạnh mẽ. Ngay từ bây giờ chúng ta phải cùng nhau xây dựng nguồn nhân lực để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời cộng tác với các công ty quảng cáo nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm của họ".

Phát triển nhờ quảng cáo

Hiện nay, có khoảng gần 6,000 hãng quảng cáo tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh có đến 547 công ty quảng cáo và gần 1,000 cơ sở kinh doanh cung cấp nguyên liệu, công nghệ cho ngành quảng cáo. Thêm vào đó, hàng chục tờ báo, tạp chí, các đài phát thanh và truyền hình cũng cung cấp các dịch vụ quảng cáo rộng khắp cả nước.

Hầu hết các hoạt động quảng cáo, chiến dịch quảng cáo được kết hợp với các phương tiện truyền thông đại chúng. Thực tế, qua kiểm tra 27 tờ báo lớn đã chỉ ra rằng sự phát triển của những tờ báo này dựa vào quảng cáo. Doanh thu từ quảng cáo của các đài truyền hình và phát thanh là trên 1,000 tỷ đô la (tương đương 62.5 triệu đô) một năm và gần 100 tỷ đồng (tương đương 6.25 triệu đô) đối với các đài nhỏ hơn.

Ngành công nghiệp quảng cáo cần lên kế hoạch


Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, việc quản lý quảng cáo ở cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế. Một số nhà chức trách địa phương không nhận ra sự đống góp của ngành quảng cáo trong việc quảng bá thương hiệu và hình ảnh kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, một số địa phương còn gây khó khăn cho các hãng quảng cáo, thậm chí là những tổ chức nhỏ. Trong khi đó, một số hãng quảng cáo vẫn còn vi phạm luật quảng cáo.

Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cho rằng hành lang pháp lý của Việt Nam đã không theo kịp được sự phát triển của quảng cáo nói chung, vì thế, các nhà làm luật cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa về tính chất quảng cáo và chuyên nghiệp để tạo ra những chính sách thiết thực hơn.

Trong khi đó, các nhà quảng cáo cũng nên kết hợp lại với nhau để có tiếng nói hơn trên thị trường quảng cáo trong nước. Chắc chắn phải mất không ít thời gian để thị trường quảng cáo Việt Nam theo kịp với sự phát triển chung của đất nước.

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2009

McDonald's và định nghĩa về Marketing



McDonald's và định nghĩa về Marketing

Với một hệ thống hơn 18.000 cửa hàng bán lẻ ở 90 nước khác nhau và hơn 23 triệu đôla doanh thu hàng năm,thì cứ trung bình khoảng 3 tiếng đồng hồ sẽ lại có một nhà hàng mới của McDonald’s được khai trương ở một nơi nào đó trên toàn thế giới.

Sỡ dĩ có được thành quả như vậy hoàn toàn phụ thuộc rất nhiều vào chính định hướng tiếp thị bán hàng mạnh mẽ của hãng : McDonald’s biết được nên làm thế nào để có thể cung cấp được sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng cùng với khả năng thích ứng với những thay đổi trong nhu cầu của họ.

Trước khi McDonald’s ra đời, người dân Mỹ có thể ăn hamburger tại các nhà hàng hay trong những quán ăn rẻ tiền.Thế nhưng có điều khiến họ không cảm thấy được hài lòng chính là chất lượng không được ngon của bánh hambuger, một thái độ phục vụ chậm chạp và chẳng mấy thân thiện, sự bài trí không lấy gì là thu hút, bắt mắt, điều kiện vệ sinh thật tồi tệ và một bầu không khí ồn ào,xô bồ xung quanh.

Vào năm 1955, Ray Kroc , 52 tuổi, một nhân viên bán máy đánh sữa bắt đầu cảm thấy hứng thú với hệ thống 7 nhà hàng thức ăn nhanh do Richard và Maurine McDonald làm chủ. Ông ta đã mua lại chúng với giá 2,7 triệu đôla và bắt đầu mở rộng quy mô bằng việc bán luôn quyền kinh doanh, theo đó, số lượng các nhà hàng đã tăng lên nhanh chóng. Cùng với thời gian, McDonald’s cũng đã có nhiều sự biến đổi tích cực. Hãng đã mở rộng thêm những khu vực ngồi ăn cho khách hàng, sắp xếp lại cách bài trí, tung ra hàng loạt thực đơn điểm tâm, trong đó bổ sung nhiều món ăn mới và khai trương thêm nhiều đại lý khác tại những khu vực dân cư nhộn nhịp sầm uất.

Tâm lý tiếp thị của Kroc được gói gọn và thể hiện rõ trong khẩu hiệu ‘QSC & V’ của McDonald’, đó chính là chất lượng ( quality), dịch vụ(service), vệ sinh an toàn (cleanliness) và giá trị (value). Khách hàng đặt chân vào một nhà hàng sạch sẽ không bám một vết bụi, người bán hàng đầy vẻ thân thiện, nhanh chóng được thưởng thức một bữa ăn ngon miệng, có thể ăn tại chỗ hoặc mang về. Tại đây, không hề có những máy nghe nhạc bằng đồng xu, điện thoại hay máy bán thuốc lá tạo thành một nơi tụ tập cho thanh thiếu niên, mà hoàn toàn chỉ là một nơi dành riêng cho gia đình, đặc biệt có một sức thu hút vô cùng mạnh mẽ đối với trẻ em.

McDonald’s đã ngày càng hoàn thiện nghệ thuật phục vụ khách hàng và huấn luyện một cách tỉ mỉ những điều căn bản nhất cho đội ngũ nhân viên và các đại lý của mình.Tất cả các nhà đại lý đều được tham gia huấn luyện tạị trường đại học Hambuger của McDonald’s tại làng Elk Grove thuộc vùng Illinos.McDonald’s sẽ tiến hành giám sát chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông qua viêc thường xuyên tổ chức các khảo sát ý kiến khách hàng và dốc sức cải tạo phương thức sản xuất hambuger nhằm làm đơn giản hoá quá trình hoạt động, giảm giá bán, tăng cường dịch vụ và dành cho khách hàng sự quí mến hơn nữa. Vượt lên tất thẩy những nỗ lực này, mỗi nhà hàng McDonald’s đều hoạt hút cộng đồng và các dự án về dịch vụ.

Tại các nhà hàng nằm ngoài nước Mĩ, McDonald’s phải thường xuyên thay đổi thực đơn cho phù hợp với tập quán và khẩu vị của người dân bản địa. Chẳng hạn như, McDonald’s Ấn Độ đã tung những sản phẩm dành riêng cho người Ấn, đặc biêt là những người ăn chay. Họ được phục vụ thịt cừu, gà, cá cùng những món chay khác thay vì thịt bò, thịt heo và những thực phẩm đi kèm chúng. Big Mac ở Ấn Độ cũng được gọi thành Maharaja Mac. Ở Nhật là món súp bắp và Teriyaki burgers,mỳ salad ở Ý và ở Pháp là rượu, nhạc piano cùng với McNuggets. Khi McDonald’s lần đầu tiên khai trương tại Matxcơva, họ đã phải vượt qua những chướng ngại vật to lớn để đáp ứng được tiêu chuẩn khá cao trong việc làm hài lòng khách hàng tại thị trường hoàn toàn mới lạ này. Họ đã phải huấn luyện các nhà cung cấp, nhân viên và thậm chí cả người tiêu dùng hiểu được cách thức làm việc hiệu quả đã được thử thách qua thời gian của chính McDonald’s.

Những chuyên viên kĩ thuật cùng với mối quan tâm đặc biệt về một loại hạt giống kháng bệnh có nguồn gốc từ Canada đã hướng dẫn cho những người nông dân Nga cách trồng loại khoai tây Burbank để làm món khoai tây chiên kiểu Pháp, và công ty này cũng đã xây dựng một nhà máy chuyên về công nghệ tiệt trùng để đảm bảo một nguồn cung cấp sữa tươi dồi dào. McDonald’s đã huấn luyện những nhà quản lý người Nga tại trường đại học Hambuger và bắt buộc tất cả 630 nhân viên mới tại đây về các kĩ năng thiết yếu như cách làm những cái bánh bao nhỏ nhân thịt, bánh sandwich File-O-Fish và cách phục vụ khách hàng với nụ cười luôn sẵn trên môi. Thậm chí McDonald’s còn phải huấn luyện cả khách hàng cuả mình,những người mà hầu hết trong số họ chưa từng thấy những nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh bao giờ. Khách hàng phải xếp hàng, được xem những đoạn phim ngắn hướng dẫn họ từ việc gọi món và thanh thoán tại quầy để có được một bữa ăn Big Mac thật sự. Và, theo cách thông thường của mình, McDonald’s bắt tay ngay vào việc thu hút sự quan tâm của công chúng.

Trong ngày khai trương cửa hàng mới, McDonald’s đã tổ chức một bữa tiệc ra mắt dành cho 700 trẻ mồ côi ở Muscovite và quyên góp hết số tiền bán hàng của ngày hôm đó vào Quỹ nhi đồng Matxcơva. Chính điều này đã giúp cho cửa hàng McDonald mới khai trương ở Matxcơva đạt được một bước khởi đầu thành công rất mỹ mãn. Có khoảng 50.000 lượt khách tập trung rất đông tại cửa hàng trong suốt ngày đầu khai trương. Thừa thắng xông lên, với thành công vang dội ở Matxcơva, McDonald’s tiếp tục khuếch trương sự có mặt của mình trên toàn thế giới. Một nhà hàng với diện tích 28.000 feet vuông ở Bắc Kinh với 29 máy tính tiền và đủ chỗ ngồi cho 700 người.

McDonald’s luôn quan tâm đến khách hàng của mình và chính điều đó đã giúp cho thương hiệu này trở thành tập đoàn dịch vụ ăn uống lớn nhất thế giới. Thành công to lớn này đã được phản ánh qua sự gia tăng giá trị của cổ phiếu McDonald’s trong nhiều năm qua :250 cổ phiếu của McDonald’s được mua với giá chưa đến 6000 đôla Mỹ vào năm 1965 thì hiện nay đã trị giá hơn một triệu đôla, và khả năng vẫn có thể tiếp tục tăng hơn nữa trong những năm kế tiếp.

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2009

5 sai lầm thường mắc phải trong chiến lược Marketing


5 sai lầm thường mắc phải trong chiến lược Marketing

Một chiến lược marketing hài hoà không thể chỉ mở ra cho công ty triển vọng phát triển tích cực mà còn giúp cho người tiêu dùng biết đến và quan tâm tới công ty của bạn cũng như sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp. Tuy nhiên, những sai lầm trong marketing cũng sẽ dễ dàng làm cho công ty bị tổn thất tới hàng nghìn đô la. Sau đây là 5 sai lầm hay gặp phải nhất khi làm marketing.

1. Thiếu sự khảo sát và kiểm định

Việc khảo sát và kiểm định thị trường là rất nên làm sao cho có thể hỗ trợ những nỗ lực marketing đạt hiệu quả cao nhất. Thông qua việc khảo sát và kiểm định thị trường bạn có thể xác định được nhu cầu của khách hàng hoặc đối tác tiềm năng là gì. Theo đó, dành thời gian và công sức thích đáng cho việc kiểm định những thị trường, giá cả và các cách đóng gói khác nhau. Đồng thời, đừng quên để ý đến thu nhập bình quân của khách hàng. Có như vậy bạn mới làm tốt việc khảo sát và kiểm định thị trường. Thông thường bước này phải là bước đầu tiên trong chiến lược marketing. Do đó, nếu bạn bỏ qua chiến lược marketing của bạn khó mà thành công được.

2. Tập trung và định vị chệch hướng


Đừng tiếp thị để xây dựng công ty mà sử dụng những biện pháp tiếp thị sao cho có thể nhận được phản ứng tức thì từ phía người nhận. Việc tập trung và định vị chệch hướng có thể tránh thông qua những giải pháp định vị marketing.

3. Tiếp thị không USP

USP (Unique selling proposition) là một trong những chìa khoá then chốt cho các hoạt động tiếp thị thành công- đó là nhận ra những gì khiến hoạt động kinh doanh của bạn trở nên đặc biệt nhất và làm sao để mọi người nhận biết rõ điều đó. Công việc này giúp các khách hàng tiềm năng của bạn hiểu được tại sao họ nên mua sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp chứ không phải các đối thủ cạnh tranh khác. Chính vì tầm quan trọng của nó mà bạn không thể thực hiện chiến lược marketing mà bỏ qua USP.

4. Thất bại đối với việc nắm bắt khách hàng quen


Một sự thật bạn không thể làm ngơ đó là khi làm marketing thì 80% lợi nhuận một doanh nghiệp thu được đến từ các khách hàng quen và chỉ có 20% lợi nhuận thu được là từ khách hàng mới. Do đó, nếu bạn thất bại trong việc trao đổi buôn bán với những khách hàng cũ, khách hàng quen sẽ gây ra thiệt hại không nhỏ cho doanh thu. Thực tế, bạn sẽ tốn chi phí nhiều hơn gấp 5 lần để bán sản phẩm/dịch vụ cho một khách hàng mới so với khách hàng quen. Một chiến lược marketing thông minh và hiệu quả là làm thế nào vừa có thể giữa được khách hàng quen lại vừa có thể nắm bắt khách hàng mới

5. Thiếu sự tập trung vào nhu cầu của khách hàng tiềm năng


Bạn có thực sự biết khách hàng tiềm năng của mình muốn gì? Nếu tự tin rằng mình có thì bạn không cần phải đọc bài viết này. Tuy nhiên, sự thật là không có nhiều doanh nghiệp nắm bắt được khách hàng của mình thực sự cần gì. Bí quyết để tránh lỗi thường gặp này là bạn hãy cố tìm ra nhu cầu nào đó của khách hàng mà bạn có thể đáp ứng được, sau đó cố gắng hơn nữa để có thể đáp ứng nhu cầu đó tốt hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào.

Nguồn: http://marketing.about.com/od/advertising/tp/marketmistakes.htm

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2009

Mối quan hệ với khách hàng- Chìa khoá Marketing


Mối quan hệ với khách hàng- Chìa khoá Marketing

Nếu tôi chỉ ra cho bạn cách làm thế nào để tăng doanh số bán hàng lên 50% mà không cần tăng ngân sách marketing thì bạn có cảm thấy hứng thú không? Tất nhiên là có, làm gì có ông chủ danh nghiệp hay nhà marketing chuyên nghiệp nào lại không hứng thú với điều đó? Hãy dành thời gian và đọc bài viết dưới đây bạn sẽ khám phá ra cách để đạt được doanh số bán hàng đáng kinh ngạc như vậy.

Trước tiên bạn hãy dàng ra vài phút và suy nghĩ về những khách hàng "im hơi, lặng tiếng" của mình. Nhiều chủ doanh nghiệp đã phải trả giá cho sai lầm của mình khi họ cho ràng sau khi bán hàng cho khách hàng xong, họ khẳng định rằng những khách hàng này sẽ ở lại mà không cần duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng.

Một năm sau người chủ doanh nghiệp tự hỏi chuyện gì đã xảy ra với khách hàng và họ đã đi đâu? Tại sao đã lâu không nghe thấy tin tức gì về khách hàng đó? Có phải họ đã đi không? Nếu thật vậy thì tại sao?

Có rất nhiều lý do khiến một khách hàng hoặ đối tác làm ăn rời bỏ bạn, nhưng những lý do sau đây là đang chú ý nhất:

- Họ cảm thấy giá cả bạn đưa ra quá cao
- Họ có khúc mắc chưa được giải quyết
- Họ bị hấp dẫn và chuyển qua các đối thủ cạnh tranh của bạn
- Họ cảm thấy bạn không quan tâm tới họ

Trong đó, hai lý do sau cùng hính là nguyên nhân chính lý giải tại sao khách hàng hay đối tác làm ăn của bạn không sử dụng sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp nữa. Điều này quả khí chấp nhận! Điều này có nghĩa rằng những khách hàng cũ của bạn giờ trở thành những khách hàng "im hơi, lặng tiếng" bởi họ cảm nhận bạn không quan tâm đến họ trong khi đối thủ cạnh tranh của bạn lại làm được điều đó.

Do đó, mối quan hệ với khách hàng rất quan trọng, thậm chí, còn được coi là chìa khoá thành công trong chiến lược marketing. Tầm quan trọng của mối quan hệ với khách hàng cũng lý giải tại sao một danh nghiệp phải chi đến 80% ngân sách marketing vào việc duy trì mối quan hệ với khách hàng và đối tác làm ăn mới hơn là nuôi dưỡng và duy trì những mối quan hệ với khách hàng đã vốn có.

Trước khi bạn dành thời gian và tiền bạc vào việc phát triển mối quan hệ với những khách hàng và đối tác làm ăn mới, cân nhắc những con số thống kê dưới đây:

- Những khách hàng quen thường chi hơn 33% so với khách hàng mới
- Sự giới thiệu lẫn nhau trong khách hành quen cao hơn 107% so với các khách hàng thông thường
- Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian bán hàng cho khách hàng quen gấp 6 lần so với các khách hàng thông thường.

Bạn sẽ thấy rằng số tiền mình đầu tư vào marketing hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng để xây dựng, nuôi dưỡng và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Làm được điều này không quá khó như bạn nghĩ. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng có nghĩa rằng bạn chỉ cần chăm sóc khách hàng và đối tác làm ăn như thể họ thực sự là đối tác chiến lược và thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm tới họ. Điều quan trọng là bạn phải cố gắng làm hài lòng họ bằng việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đảm bảo chất lượng, đồng thời cố chế độ hậu mãi hấp dẫn. Để có được lòng trung thành lâu dài của khách hàng và đối tác làm ăn, bạn cần phải nỗ lực hàng ngày trong từng giao dịch với khách hàng không kể giao dịch đó lớn hay nhỏ.

Trong khi một doanh nghiệp đang lớn mạnh đòi hỏi cần phải liên tục nắm bắt những khách hàng mới mà vẫn phải tập trung và ưu tiên những khách hàng vốn có, đã có không ít các doanh nghiệp thất bại trong việc nuôi dưỡng và duy trì mối quan hệ với những khách hàng cũ. Bạn sẽ phải dành gấp đôi thời gian cho việc tìm kiếm khách hàng mới so với việc duy trì những khách hàng cũ. Khả năng thu hút khách hàng mới cũng sẽ bị hạn chế nếu bạn không thể duy trì và làm vừa lòng những khách hàng cũ.

Điều côt lõi và chủ chốt trong chiến lược phát triển marketing và kinh doanh là dành ra phần lớn thời gian và công sức vào việc nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng sao cho bạn có thể kinh doanh hiệu quả từ chính những khách hàng cũ. Đây là chiến dịch cho phép bạn tăng doanh số bán hàng lên đến 50% mà không cần phải tăng ngân sách marketing.

Nguồn: http://marketing.about.com/od/relationshipmarketing/a/crmstrategy.htm

Bốn bí quyết chinh phục khách hàng


Bốn bí quyết chinh phục khách hàng

Vừa qua , tạp chí World trade newspaper đã tổng hợp bốn bí quyết thanh công nhất trong việc chinh phục khách hàng, qua đo tạo điều kiện thuận lợi để các công ty thu hút khách hàng thành công

1. Khéo léo ràng buộc bằng lời hứa

Chủ một tiệm ăn nổi tiếng cở Chicago, Mỹ rất bực kình vì nhiều khách hàng không đúng hẹn: họ đặt bàn ăn rồi lại không đến. Bằng cách thay đổi vài từ cùng giọng nói trong câu nói mà người nhân viên chịu trách nhiệm nhận yêu cầu đặt bàn vẫn dùng để trao đổi với khách hàng, tiệm ăn đã hạ được tỷ lệ khách hàng “bỏ cuộc” từ 30% đến 10%. Vài từ thay đổi đã đã khiến khách hàng dường như đưa ra lời hứa mà về sau thật bất nhã nếu không thực hiên. Thật vậy, nếu trước kia người nhân viên nhận đặt bàn nói: “Xin ông (bà) gọi điện thoại cho chúng tôi nếu ông (bà) thay đổi kế hoạch” thì giờ đây câu đó được thay đổi thành” “Liệu ông (bà) có thể gọi điện cho chúng tôi không nếu ông (bà) thay đổi kế hoạch ?”. Rồi ngừng một lát như chờ đợi. Khách hàng đương nhiên là trả lời: “Được chứ, tôi nhất định sẽ gọi điện”. Với câu trả lời như vậy, khách hàng thực tế đã tự nhận một trách nhiệm rõ ràng với tiệm ăn.

Có thể dẫn ra một ví dụ khác: Cách đây ít lâu, ở Isarael có tiến hành một phong trào quyên tiền giúp những người bị thương tật. Theo lời khuyên của các nhà tâm lý, hai tuần trước đợt quyên tiền, những người đứng ra tổ chức phong trào này cử người đến các gia đình trong khu đề nghị ký vào biên bản kiến nghị yêu cầu giúp đỡ những người bị thương tật. Hai tuần sau, khi nhân viên quyên tiền đến những gia đình này thì số tiền thu được nhiều gấp đôi so với những khu vực không có chuẩn bị trước về tâm lý. Những ai đã ký vào biên bản kiến nghị nói trên cảm thấy có nghĩa vụ phải bỏ tiền ra giúp đõ những con người bất hạnh.

2.Hiệu ứng bắt chước

Vào một buổi sáng mùa đông năm 1969, có một người dừng lại một ngã tư đông đúc ở trung tâm NewYork và chăm chú nhìn lên trời trong 60 giây. Đó là điều kiện của cuộc thực nghiệm do các nhà tâm lý học thuộc trường đại học NewYork tiến hành để thăm dò phản ứng của những người đi đường. Đa số đi vòng qua người này, một số xô đẩy anh ta, chỉ có 4% là dừng lại và cũng đưa mắt ngước lên trời. Khi đó, điều kiện thực nghiệm được thay đổi chút ít: không phải một mà năm kẻ khiêu khích được cử đến ngã tư này. Giờ đây, tỷ lệ người qua đường cũng dừng lại nhìn lên trời không còn là 4% mà là 40%, gây trở ngại nghiêm trọng cho việc đi lại.

Một cuộc thực nghiệm khác cũng cho kết quả tương tự. Nếu những người đi quyên tiền đến nhà nào cũng cho chủ nhà thấy danh mục khoản tiền mà hàng xóm láng giềng đã đóng góp thì kết quả quyên tiền sẽ tăng lên nhiều.

“Hiệu ứng bắt chước” được sử dụng rộng rãi trong quảng cáo. Các đoạn phim quảng cáo trên truyền hình thường miêu tả những đám đông “tấn công”: các cửa hàng để tranh nhau mua sản phẩm được quảng cáo hoặc cảnh bạn bè cãi cọ nhau vì tranh nhau một sản phẩm nào đó.

Tuy nhiên, nếu không thận trọng thì “hiệu ứng bắt chước” lại đem lại kết quả tai hại. Thật vậy, các phong trào chống thuốc lá, rượu và ma tuý thường muốn chứng minh rằng những tệ nạn xã hội đó hết sức phổ biến và vẫn tiếp tục lan rộng. Trên truyền hình thường chiếu cảnh những đám thanh thiếu niên đang say sưa hút thuốc, uống rượu hoặc tiêm trích ma tuý và trình bày những biểu đồ cho thấy số người nghiện thuốc và nghiện ma tuý đang gia tăng. Tất cả đều đúng và được nêu lên đầy thiện ý, nhưng kết quả thật bất ngờ: các cuộc nghiên cứu xã hội học cho thấy rằng sau những phong trào như thế thì nạn nghiện hút và nghiện ma tuý lại lan rộng hơn.

3. Gây thiện cảm 42-17169760

Khách hàng dễ ưng thuận hơn với người nào đó mà họ có thiện cảm. Một vài hãng không bán hàng trong các cửa hàng và không quảng cáo trên báo chí hoặc truyền hình mà phân phối hàng theo mạng lưới người quen và bạn bè. thí dụ như hãng “Taperuie” nổi tiếng của Mỹ, hãng này chuyên sản xuất các loại hộp nhựa để đựng thực phẩm và bán sản phẩm của mình qua hệ thống các bà nội trợ được hãng thuê làm nhân viên. Mỗi nhân viên như vậy thường xuyên mời các bạn gái đến nhà mình và giới thiệu với họ hộp đựng thực phẩm tuyệt đẹp, giá phải chăng, rất tiện dụng và dễ rửa, để xếp chồng lên nhau nên không chiếm mất nhiều chỗ. Và thế là các bạn gái mua hàng. Đóng vai trò ở đây là yếu tố thiện cảm: ai cũng vậy, dễ nghe theo bạn gái của mình hơn là nghe theo một người xa lạ. Hãng này đã thiết lập được một mạng lưới tiêu thụ rộng rãi kiểu như vậy cả trong và ngoaiù nước Mỹ, 75% sản phẩm của hàng là tiêu thụ bên ngoài nước Mỹ và theo ước tính thì cứ 2,7 giây lại diễn ra một phiên bán hàng kiểu đó tại một nơi nào đó trên thế giới.

Trong quảng cáo cũng vậy, không phải vô cớ mà người ta thường sử dụng những người mẫu hoặc những diễn viên nổi tiếng được công chúng hâm mộ.

4. Khơi dậy lòng biết ơn

Đối với dân tộc nào cũng vậy, lòng biết ơn được coi là một trong những tình cảm quan trọng nhất. Bởi vậy, khi ta nhận được một món quà nào đó, dù là nhỏ, dù là không cần thiết, ta luôn luôn muốn tìm cách trả ơn.

Một hội từ thiện ở Mỹ đã gửi thư quyên tiền đến nhiều địa chỉ lấy trong danh bạ điện thoại. 16% số ngườ nhận được thư đã hưởng ứng. Nhưng nếu kèm theo những bức thư đó là một cuốn lịch bỏ túi thì số người hưởng ứng lên đến 35%. Biện pháp này không chỉ được các hội từ thiện sử dụng. Các hãng sản xuất mỹ phẩm, thuốc lá, văn phòng phẩm, thựuc phẩm nhiều khi tổ chức trong các cửa hàng hay thậm chí ngay tại đường phố những cuộc phân phát không lấy tiền hay nếm thử mẫu sản phẩm của họ. Sau đó, nhiều người cảm thấy có trách nhiệm phải mua hàng của hãng hoặc công ty đó. Các công ty dược phẩm cũng vậy. Hằng năm các công ty bỏ ra hàng triệu USD để ủng hộp các cuộc nghiên cứu khoa học và hàng chục ngìn USD để tặng cho các bác sỹ những kỷ vật nhi nhỏ như bút máy, túi xách có in tên công ty. Số tiền bỏ ra không lớn, nhưng tặng vật có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu cũng như đến các loại thuốc mà các bác sỹ kê đơn cho người bệnh. Vào năm 1998, một cuộc thăm dò dư luận do Tạp chí “Y học Tân Anh quốc” ở Mỹ tiến hành cho rằng có tới 35% những nhà nghiên cứu chịu trách nhiệm kiểm tra độ an toàn của loịa thuốc tim mạch mới đã đưa ra những nhân xét phê phán. Nhưng toàn bộ những người đã sử dụng tiền hỗ trợ của hãng cho việc nghiên cứu, hoặc là đã làm việc trong một chi nhánh nào đó của hãng, hoặc là đã được hãng trả tiền cho những chuyến đi công vụ thì thấy loại thuốc này không có một nhược điểm gì.

Theo: http://www.human-pro.com/

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2009

Kiến thức thương hiệu


Câu chuyện về phân đoạn thị trường

Thương hiệu là một khái niệm được rất nhiều nhà kinh tế quan tâm hiện nay. Không có doanh nghiệp nào không phải đau đầu để đi tìm lời giải cho bài toán hóc búa làm thương hiệu, xây dựng bản sắc thương hiệu. Tất nhiên không dễ để giải bài toán này, thực tế đã có không ít doanh nghiệp thất bại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có rất nhiều doanh nghiệp đã thành công và hiện đang đứng vững trên thị trường. Những câu chuyện mà tôi muốn chia sẻ sau đây hy vọng sẽ giúp các bạn bổ sung thêm những kiến thức cơ bản nhất về thương hiệu trước khi muốn tiến xa hơn.

Có một câu chuyện ngụ ngôn thế này. Có một anh chàng bán táo nọ. Một phụ nữ đi qua hỏi mua "Táo có ngon không anh?". Anh chàng hớn hở " Táo ngon và ngọt lắm chị ạ". Người phụ nữ không chút băn khoăn, lắc đầu rồi bỏ đi " Thế à, tiếc quá, tôi không thích ăn táo ngọt". Một lúc sau một cô giá khác lại đến. Rút kinh nghiệm lần trước, anh chàng nhanh nhảu nói "Táo chua, ăn rất ngon chị ạ". Không ngờ cô gái lại bỏ đi vì cô ấy chỉ thích ăn táo ngọt. Cứ như vậy, anh ta quảng cáo táo ngọt với người thích ăn táo chua, quảng cáo táo chua với người thích ăn táo ngọt và rốt cục cuối buổi chợ mà anh ta chẳng bán được quả táo nào.

Câu chuyện ngụ ngôn trên có thể hơi cường điệu, nhưng câu chuyện bán táo của anh chàng nọ cũng đã cho chúng ta thấy một điều rằng vì quá mải mê chạy theo thị hiếu từng người mà anh chàng kia đã thất bại.

Trong marketing, việc "phân khúc thị trường" là cần thiết, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của mỗi phân khúc vì mỗi "phân khúc thị trường" có đặc điểm khác nhau, thói quen sở thích... khác nhau mà sản phẩm không dễ gì đáp ứng được. Nhiều khi phân khúc cực nhỏ (ngách thị trường- niche market) nhưng nếu biết cách khai thác lại thành công hơn là chạy theo nhiều phân khúc. Điều này cũng đúng với câu chuyện của anh bán táo, nếu anh ta không quá tham lam, nếu anh ta chỉ chạy theo một "phân khúc thị trường" thì chắc anh ta đã không ế ẩm như vậy.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đang mắc phải sai lầm tương tự như anh bán táo. Khẩu hiệu kinh doanh của họ đưa ra là "dành cho mọi người", "của mọi nhà" nhưng họ không để ý rằng mỗi khách hàng có nhu cầu khác nhau, họ sẽ không bỏ tiền ra mua sản phẩm, hay dịch vụ họ không cần đến. Do đó, nếu quá tham lam trong kinh doanh, bạn sẽ sớm thất bại.

Thực tế cho thấy có nhiều thương hiệu tập trung vào một phân khúc khách hàng đã thành công rực rỡ. Chẳng hạn WOW là nhãn hiệu thời trang rất thành công chuyên về thời trang ở nhà dành cho phụ nữ. Giả sử họ mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực quần áo công sở thì chưa chắc đã thành công như vậy. Ngược lại, những thương hiệu như Mỹ Hảo khó thành công về lâu dài. Khoảng hơn chục năm trước, không ai có thể phủ nhận sự thành công của thương hiệu này vì các sản phẩm của Mỹ Hảo được đánh giá là người bạn đáng tin cậy của mọi nhà. Hiện nay, Mỹ Hảo vẫn được tiêu thụ mạnh ở nông thôn và hướng vào phân khúc khách hàng bình dân. Nhưng thị hiếu khách hàng ngày càng khắt khe. Họ không thích sản phẩm dầu gội của họ lại có cùng tên với nước rửa chén bát, nước lau nhà, nước tẩy... Do đó, việc đổi tên và mẫu mã sản phẩm là nhiệm vụ không thể trì hoãn của Mỹ Hảo.

"Chuyên môn hoá" bao giờ cũng mang lại kết quả cao. Vì thế các nhà kinh doanh trước hết cần phải xác định rõ thị trường mục tiêu và hướng sản phẩm, dịch vụ của mình vào đó. Không nên ảo tưởng vào một thị trường rộng lớn, nơi mà sản phẩm của bạn có thể làm vừa lòng mọi khách hàng.

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2009

Lịch sử logo của các hãng công nghệ nổi tiếng trên thế giới








Lịch sử Logo của các hãng công nghệ nổi tiếng:

E hèm! Lịch sử logo của các hãng công nghệ nổi tiếng, nghe có vẻ thú vị đây. Chúng ta đang sống trong thời đại mà người ta gọi bằng một thuật ngữ là "cuộc sống số". Vậy "cuộc sống số" là gì? Chưa ai đưa ra được một khái niệm đầy đủ và thích đáng hiểu nôm na đó chính là cuộc sống có sự hỗ trợ tích cực của các sản phẩm công nghệ hiện đại đơn giản như máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số hay nhiều thiết bị số cao cấp hơn nữa.

Sự phổ biến của các sản phẩm công nghệ không thể tách rời sự phát triển mạnh mẽ của các hãng công nghệ nổi tiếng trên thế giới. Dừng lại một chút nào... Chúng ta thử làm một bài test nhỏ nhé! Câu hỏi đưa ra là bạn hãy kể tên các hãng công nghệ nổi tiếng nhất thế giới hiện nay? 1..2..3 Hết giờ. Bạn có thể kể ra bao nhiêu hãng? Và sau đây là kết quả. Các hãng công nghệ được đánh giá là thành công nhất trên thế giới hiện nay là: Microsoft, Apple, Intel, Canon và Nokia.

Chắc hẳn các chúng ta không còn xa lạ với sản phẩm của các hãng trên. Nhưng hãy kiểm tra xem bạn hiểu biết về chúng đến đâu. Câu hỏi thứ hai đặt ra bạn biết gì về lịch sử logo của các hãng công nghệ trên. Tôi tin chắc rằng không phải ai cũng biết về điều này, vậy thì còn chần chừ gì nữa chúng ta cùng khám phá thôi.

1. Microsoft

Hãng Microsoft của ngài Bill Gates có logo đơn giản ngay từ đầu, không có nhiều thay đổi nhưng vẫn thể hiện được tham vọng to lớn của những người thành lập ra công ty này.

Năm 1975, logo của hãng đã là sự kết hợp của hai chữ "Micro" (máy tính, chip siêu nhỏ thay thế cho các hệ thống cồng kềnh bấy giờ) và "Soft" (Software-phần mềm). Hai kỹ tự này không nằm cùng hàng mà ở song song hàng trên, hàng dưới.

Cũng trong năm đó, hãng đã quyết định thay đổi một chút logo khi đặt 2 chữ "Micro" và "Soft" cùng một hàng. Sự sắp đặt này hiện nay vẫn được sử dụng

Cái tên Microsoft thể hiện tham vọng lớn, kết hợp ngành sản xuất phần cứng và phần mềm để xây dựng nên nền công nghiệp máy tính khổng lồ.

Sau này, giữa chữ O trong "Micro" và chữ S trong "Soft" có một gạch nối thể hiện sự không thể tách rời đồng thời tạo cảm giác lao về phía trước.

2. Apple

Biểu tượng đầu tiên hãng Apple sử dụng để quảng bá tên tuổi của mình chính là hình ảnh nhà bác học Newton đang ngồi đọc sách dưới cây táo. Quả táo được vẽ khá nổi bật với vòng sáng bao quanh như muốn nói "tôi sắp rụng đây". Quấn quanh hình ảnh đó là một dải dài thể hiện tên của công ty (Apple Computer Co). Có thể nói, logo ban đầu của hãng được thiết kế khá cầu kỳ.

Càng về sau, logo của hãng càng được thiết kế dơn giản và cách diệu hơn. Từ năm 1976 cho đến năm 1998, logo của Apple là một quả táo với sắc cầu vồng. Sau đó, logo đầy màu sắc này được thay thế bởi quả táo đen/trắng và gần đây nhất là quả táo màu bạc.

3. Intel

Từ năm 1868 đến năm 2005, Intel sử dụng logo theo hình minh hoạ bên dưới. Intel là cụm từ viết tắt bởi Intergrated Electronics Corporation (điện tử tích hợp). Tuy nhiên, bài học thành công trong quảng bá thương hiệu của Intel lại là biểu tượng "Intel Inside".

Năm 1991, giám đốc marketing của hãng Dennis Carter mở chiến dịch "Intel Inside", theo đó, Intel sẽ trả nửa chi phí quảng cáo cho bất bỳ chương trình nào dùng logo này. Nhưng nếu công ty máy tính nào không quảng cáo hiệu quả thì hãng sẽ không trả chi phí đồng thời loại công ty đó ra khỏi chiến dịch.

Thành công không ngờ của chiến dịch đã làm cho chip Intel trở thành biểu tượng sức mạnh của mọi hệ thống máy tính và được nhận diện trên 130 quốc gia, giúp hãng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường bán dẫn.

4. Canon

Biểu tượng đầu tiên của hãng máy ảnh Canon (Nhật Bản) lấy cảm hứng từ việc kỹ sư Goro Yoshida chế tạo được camera đầu tiên mang tên Kwanon. Tên này được đặt theo đức phật Bodhisattva nên logo là hình phạt nghìn mắt nghìn tay ngồi trên đài sen, xung quanh là hình ngọn lửa.

Sau này, logo được thiết kế đơn giản hơn nhiều. chữ Kwanon được đổi thành Canon vì cách đọc giống nhau nhưng viết đơn giản hơn và thể hiện sự hiện đại.

5. Nokia

Năm 1865, Knut Fredrik Idestam thành lập một nhà máy chế biến gỗ ở Tampere, phía Tây Nam Hà Lan. Nó được đổi thành Nokia sau khi được dời đến bờ sông Nokianvirta trong thành phố Nokia. Tuy nhiên, theo tiếng Phần Lan, Nokia nói về một con vật có lông màu đen, ngườu ta thường gọi nó là chồn Pine Marten.

Qua một vài sửa đổi, logo của hãng đơn giản nhưng đầy ý nghĩa như hiện nay.

Hy vọng qua bài viết này các bạn có thêm một vài thông tin mới về các hãng công nghệ nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay.