Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009

Những cách đơn giản giúp bạn marketing trực tuyến thành công


Những cách đơn giản giúp bạn marketing trực tuyến thành công


Tháng 12 năm 2008, các chuyên gia marketing ở Mỹ đã tiến hành một cuộc khảo sát về "3 chiến thuật marketing trực tuyến nổi bật nhất trong 6 tháng tới". Kết quả như sau:

Top 5 chiến thuật có thứ hạng cao nhất là:

1. Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (36%, 151 phiếu bầu)
2. Viết blog (33%, 138 phiếu bầu)
3. Trả tiền cho mỗi lần kích chuột - PPC (26%, 108 phiếu bầu)
4. Spam thư (22%, 91 phiếu bầu)
5. Mạng xã hội (21%, 86 phiếu bầu)

Vai trò của 5 chiến thuật trên thực sự rất quan trọng. Tuy nhiên, ngoài những cách trên, bạn còn có nhiều cách khác nhanh chóng và hiệu quả giúp bạn bắt đầu phát triển trang web của mình để tăng lượng truy cập.

Biết về trang web

Có bao nhiêu người truy cập vào trang web của bạn mỗi tháng? Số lượng người truy cập là chìa khoá thành công của kinh doanh trực tuyến. Nếu không có ai ghé thăm trang web của bạn thì hẳn bạn khó có thể kinh doanh được. Các trang web có thiết kế chuyên nghiệp có thể giúp bạn làm được điều này, bạn có thể dễ dàng kiểm tra số lượng người truy cập mỗi tháng.

Câu hỏi tiếp theo là: Cứ 100 khách ghé thăm trang web của bạn thì bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền? Điều này bạn hoàn toàn có thể tính toán được.

Thu hút sự chú ý của người xem

Rất nhiều thống kê chỉ ra rằng bạn có khoảng 10 giây để lôi kéo những người xem vào sâu hơn những mục có trong trang web của bạn trước khi họ nhấp chuột để quay ra và quên đi sự tồn tại của trang web. Bạn có thể tìm kiếm được rất nhiều thông tin bổ ích trên mạng Internet và người tìm kiếm không muốn loanh quanh ở những trang web không có thông tin bạn muốn kiếm tìm.

Bạn phải chào đón người xem với một tiêu đề thật lớn, diễn tả chính xác trang web của bạn nói đến vấn đề nào. Bạn cần phải thể hiện với họ rằng "chúng tôi biết vấn đề của bạn là gì và chúng tôi có thể giúp bạn tốt hơn bất kỳ ai - đây là lý do tại sao".

Sử dụng ngôn ngữ đơn giản

Trong trang web của bạn, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng những thuật ngữ chuyên môn và giải thích chính xác bạn muốn mang lại điều gì theo cách đơn giản nhất có thể.

Nhấn mạnh điều bạn có thể mang lại


Trang web của bạn chính là một trong những điểm tiếp xúc quan trọng giữa bạn với khách hàng. Do đó, trong trang web của mình bạn hãy cố gắng đưa ra những thông tin chính xác, hữu ích về những sản phẩm, dịch vụ hay những đợt khuyến mãi đến khách hàng. Đó là những điều họ trông đợi nhất ở trang web của bạn.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

Các hoạt động marketing với quá trình phát triển sản phẩm mới

Chính sách marketing cho một sản phẩm mới

Sau khi dự án sản phẩm mới được thông qua, doanh nghiệp cần soạn chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Marketing có vị trí quan trọng trong sự thành công của phát triển sản phẩm mới.Chiến lược marketing sản phẩm mới của doanh nghiệp được cấu thành từ các bộ phận trọng yếu sau đây:

Miêu tả thị trường mục tiêu, dự kiến định vị sản phẩm, lượng bán, thị phần và lợi nhuận trong những năm đầu bán sản phẩm.

Quan điểm chung vầ phân phối hàng hoá và dự báo chi phí marketing cho năm đầu.

Những mục tiêu tương lai về tiêu thụ, doanh số, lợi nhuận, an toàn, xã hội và nhân văn.

Thế nào là marketing hỗn hợp (Marketing Mix)?

Tập hợp bốn biến số chính (sản phẩm, giá, phân phối và hỗ trợ bán hàng) cấu thành kế hoạch marketing của doanh nghiệp được gọi là marketing hỗn hợp (marketing mix). Bốn yếu tố của marketing mix tác động tương hỗ, quyết định về yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ba yếu tố còn lại.

Bốn "P" của MARKETING MIX:

Sản phẩm (Product): Quản lý các yếu tố của sản phẩm bao gồm lập kế hoạch và phát triển đúng những mặt hàng/dịch vụ mà công ty sẽ đưa ra thị trường.

Giá (Pricing): Xác định đúng cơ sở giá cho các sản phẩm.

Phân phối (Placement): Chọn lựa và quản lý các kênh thương mại để sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu đúng thời điểm và phát triển hệ thống logistic và vận chuyển sản phẩm.

Xúc tiến bán hàng (Promotion): Giới thiệu và thuyết phục thị trường dùng sản phẩm của doanh nghiệp.

Chính sách sản phẩm

Chính sách về sản phẩm là nền tảng của chính sách marketing hỗn hợp, được xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm mới và chiến lược marketing tổng thể cho mọi sản phẩm đang có của doanh nghiệp. Khi xem xét chính sách sản phẩm, doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau:

Quản lý chất lượng tổng hợp:

Việc nghiên cứu thị trường và khách hàng không chỉ trả lời câu hỏi khách hàng cần gì, cần bao nhiêu, cần vào thời điểm nào và khả năng thanh toán của họ ra sao, mà còn phải biết họ đòi hỏi mức độ chất lượng như thế nào, chất lượng nào có thể cho họ thoả mãn nhất. Tuy nhiên sự đòi hỏi về chất lượng của khách hàng là không có giới hạn, để quyết định mức định lượng thích ứng công ty phải nghiên cứu mức chất lượng của những sản phẩm cạnh tranh thay thế. Từ đó xác định những yêu cầu chất lượng với thiết kế và định hướng quản lý chất lượng trong quá trình chế tạo sản phẩm.

Phát triển nhãn hiệu và bao bì sản phẩm:

Việc lựa chọn nhãn hiệu cho sản phẩm có ý nghĩa quan trọng bảo đảm thành công của phát triển sản phẩm mới. Việc lựa chọn nhãn hiệu phải bảo đảm những yêu cầu tối thiểu sau:

* Phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm
* Phải hàm chứa ý đồ về định vị
* Phải hàm ý về chất lượng
* Tên nhãn hiệu phải dễ phát âm và dễ nhớ
* Không trùng hoặc không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác
* Hợp với phong tục tập quán của thị trường mục tiêu.

Quyết định lựa chọn bao gói sản phẩm:

Bao bì sản phẩm phải đảm bảo thực hiện đồng thời bốn chức năng: bảo quản và bán hàng hoá, thông tin về hàng hoá, thẩm mỹ, tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm với khách hàng và chức năng thương mại.

Những yếu tố của một nhãn hàng tốt:

Gợi mở một cái gì đó về đặc tính của sản phẩm chẳng hạn như lợi ích, giá trị sử dụng của sản phẩm.

* Dễ phát âm, đánh vần và dễ nhớ.
* Dễ phân biệt với các nhãn hàng khác.
* Thích nghi với sản phẩm mới để có thể thêm vào dòng sản phẩm sẵn có của doanh nghiệp.
* Đúng luật lệ để có thể đăng ký nhãn hàng với cơ quan có thẩm quyền.

Những nhà tiếp thị cần chú ý những yếu tố gì khi xem xét các quyết định về đóng gói và bao bì sản phẩm?

Đóng gói cần đảm nhiệm các chức năng bảo vệ, kinh tế, thuận lợi và hỗ trợ bán hàng. Lựa chọn bao bì sản phẩm là cần thiết đối với việc xác định, miêu tả và xúc tiến sản phẩm. Do đó, nhứng khía cạnh này cần được đề cập khi phát triển chính sách sản phẩm để có thể đáp ứng được đúng những nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Chính sách giá

Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn luôn được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng đặc biệt là ở những thị trường mà thu nhập của dân cư còn thấp. Trong việc phát triển sản phẩm mới doanh nghiệp phải có chính sách giá thích hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Trong chính sách giá đối với sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể theo đuổi những mục tiêu cơ bản sau đây:

* Để tồn tại (giá cao hơn chi phí)
* Để tối đa hoá lợi nhuận trước mắt
* Để tăng thị phần
* Để thu hồi vốn nhanh
* Để dẫn đầu về chất lượng

Các mục tiêu khác: một doanh nghiệp có thể dùng giá để phục vụ cho một số mục tiêu cụ thể hơn. Doanh nghiệp có thể đặt giá ở mức thấp để ngăn chăn cạnh tranh hay đặt giá bằng giá của đối thủ cạnh tranh để giữ ổn đinh thị trường. Giá có thể được quyết đinh ở mức giữ uy tín cũng như hỗ trợ các hãng buôn hay để tránh sự can thiệp của Chính phủ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể dựa vào ý muốn chủ quan của mình để định giá. Bạn cần phải tuân thủ những ràng buộc nhất định. Hãy tham khảo ..

Chính sách giá hớt váng (Skimming) và giá thâm nhập thị trường (Penetration):

Khi xác định giá cho một sản phẩm, nhất là sản phẩm mới, doanh nghiệp cần xem xét nên áp dụng chính sách giá hớt váng thị trường (skimming) hay giá thâm nhập thị trường (penetration pricing).

· Chính sách giá hớt váng thị trường (Market-Skimming Pricing): hớt váng thị trường liên quan đến việc định giá cao so với giá thị trường. Chính sách này đặc biệt thích hợp với các sản phẩm mới vì:

* Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống của một sản phẩm, giá cả không phải là yếu tố quan trọng nhất;
* Thị trường sẽ được phân định theo thu nhập nhờ giá cao;
* Nó có thể là một yếu tố bảo vệ một khi giá cả xác định sai;
* Giá cao ban đầu sẽ hạn chế nhu cầu ở mức sản xuất ban đầu của doanh nghiệp.

· Chính sách giá thâm nhập thị trường: Trong chiến lược này, một mức giá thấp ban đầu sẽ giúp sản phẩm có được thị phần lớn ngay lập tức. Tuy nhiên, để áp dụng chính sách này, nên có những điều kiện sau:

* Sản phẩm có mức cầu giãn lớn;
* Giá đơn vị của sản phẩm sẽ phải giảm đi đáng kể khi sản phẩm được sản xuất theo quy mô lớn;
* Doanh nghiệp cần dự tính trước là sản phẩm đó sẽ phải chịu cạnh tranh mạnh ngay khi nó xuất hiện trên thị trường;


Chiết khấu và hoa hồng

· Chiết khấu:

Chiết khấu số lượng: Các đơn đặt hàng có thể giảm chi phí sản xuất và vận chuyển hàng hoá.

Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thanh toán

· Các khoản hoa hồng: đó là việc giảm giá để bồi hoàn lại những dịch vụ khuyến mại mà các đại lý đã thực hiện.

Chính sách phân phối sản phẩm

Nội dung cơ bản của chính sách phân phối trong marketing sản phẩm mới là thiết kế và quản lý mạng lưới bán hàng trong giai đoạn đầu doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường.

Mạng lưới bán hàng đó là tập hợp các kênh với sự tham gia của các chủ thể khác nhau có sức mạnh và uy tín khác nhau để đưa hàng hoá từ doanh nghiệp sản xuất đến các khách hàng một cách thành công.Việc thiết kế và quản lý các kênh bán hàng hoá mới của doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:

* Phù hợp với tính chất của sản phẩm.
* Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc tiếp cận và tìm mua sản phẩm một cách dễ dàng.
* Xem xét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh.
* Các kênh phân phối cần đảm bảo tăng doanh số bán của công ty và thiết lập mối quan hệ bền vững với các trung gian.

Thế nào là một đại lý của nhà sản xuất?

Đó là một hãng bán buôn trung gian bán một phần hoặc tất cả dòng sản phẩm của doanh nghiệp ở một vùng lãnh thổ định trước. Một đại lý của nhà sản xuất rất có ích trong ba tình huống dưới đây:

Một doanh nghiệp nhỏ với một số loại sản phẩm nhất định và không có lực lượng bán hàng. Như vậy, đại lý là người đảm nhiệm công tác bán hàng.

Một doanh nghiệp muốn thêm một sản phẩm hoàn toàn mới hoặc có thể không có liên quan vào dòng sản phẩm sẵn có của mình. Nhưng đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm đối với sản phẩm mới hoặc đối với một phần thị trường mới. Phân phối sản phẩm mới này có thể giao cho đại lý đảm trách.

Một doanh nghiệp muốn thâm nhập vào một thị trường mới nhưng đội ngũ bán hàng của họ chưa đủ phát triển để có thể đảm nhiệm. Doanh nghiệp có thể sử dụng một nhà đại lý quen thuộc với mảng thị trường đó.

Có ba loại kênh phân phối chính:

· Phân phối đặc quyền:

Hạn chế số nhà phân phối trung gian

Nhà trung gian không bán hàng của đối thủ cạnh tranh;

Doanh nghiệp hy vọng khách hàng có đủ kiến thức và năng động để mua sản phẩm;

Tăng cường ấn tượng của sản phẩm và có lãi cao

Chọn một địa điểm để bán sản phẩm.

· Phân phối có chọn lọc:

là phương thức trong đó số doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn số nhà phân phối và doanh nghiệp sản xuất không tốn nhiều chi phí để kiểm soát các địa điểm bán hàng.

· Phân phối rộng rãi:

doanh nghiệp sẽ tìm nhiều địa điểm bán hàng tạo thuận lợi cho khách hàng tìm kiếm sản phẩm nhưng sẽ mất khả năng kiểm soát hệ thống bán hàng.

Chính sách truyền thống và xúc tiến bán hàng:

Khi một sản phẩm mới được giới thiệu trên thị trường, mục tiêu chính của chính sách truyền thông và xúc tiến bán hàng là:

Thông báo với khách hàng tiềm năng rằng hiện nay đã có một sản phẩm mới, sản phẩm mới được sử dụng thế nào và những lợi ích của sản phẩm mới.

Bán trực tiếp cần được tăng cường nhằm vào cả người phân phối và người tiêu dùng.

Thay vì gọi điện hay gặp gỡ từng khách hàng, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm mới tại hội chợ thu hút được các khách hàng có quan tâm.

Các phương pháp xúc tiến bán hàng?

Bán hàng trực tiếp:

Ưu điểm:

* Độ linh hoạt lớn.
* Nhằm thẳng vào khách hàng mục tiêu.
* Tạo ra doanh số bán thực tế

Khó khăn: Chi phí cao

Quảng cáo:

Ưu điểm:

* Hỗ trợ hoạt động bán hàng trực tiếp: Thu hút những khách hàng mà đội ngũ bán hàng chưa thể tiếp thị được
* Cải thiện mối quan hệ với các nhà bán buôn: Thâm nhập vào một thị trường (địa lý) mới hay thu hút một phân đoạn thị trường mới
* Giới thiệu sản phẩm mới
* Mở rộng khả năng sử dụng của một sản phẩm
* Tăng doanh số bán hàng công nghiệp
* Chống lại các sản phẩm thay thế
* Xây dựng thiện chí của công chúng đối với doanh nghiệp

Hỗ trợ bán hàng:

Hãy xem xét hai chính sách sau:

Chính sách "kéo": Chính sách này được sử dụng khi mục tiêu của doanh nghiệp là tăng lượng bán và đòi hỏi phải thâm nhập vào một thị trường mới. Để khuyến khích khách hàng dùng thử sản phẩm mới và thuyết phục họ không dùng các sản phẩm khác, doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp như coupon, chiết khấu thanh toán, phát hàng thử, và các loại tiền thưởng.

Chính sách "đẩy": Chính sách này góp phần hỗ trợ hoạt động bán lẻ và thiện chí của các đại lý. Các hoạt động hỗ trợ trong chính sách này có thể là đào tạo cho đội ngũ bán hàng của nhà đại lý bán lẻ, trình bày các điểm bán hàng, và trợ cấp quảng cáo.

Tài liệu quảng cáo:

Ưu điểm:

* Chi phí thấp hơn quảng cáo và bán trực tiếp
* Đem đến cho khách hàng một nội dung quảng cáo đáng tin cậy hơn so với quảng cáo trên các phương tin truyền thôngo Thu hút được sự chú ý của nhiều người hơn
* Khách hàng có thể có được nhiều thông tin hơn
* Đúng lúc hơn

Quan hệ đối ngoại:

Những hoạt động này được tổ chức nhằm xây dựng và phát triển một hình ảnh hay một mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và công chúng - khách hàng, những nhân viên, cơ quan địa phương và chính phủ. Các phương tiện truyền thông có thể sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo:

* Báo chí
* Vô tuyến truyền hình
* Thư trực tiếp
* Truyền thanh
* Tạp chí
* Quảng cáo ngoài trời

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009

5 sai lầm khi marketing sử dụng các mạng xã hội

5 sai lầm khi marketing sử dụng các mạng xã hội

Không ai có thể nghi ngờ hiệu quả của marketing qua phương tiện xã hội. Hiện nay, marketing qua phương tiện xã hội là một trong những xu hướng "nóng" nhất của marketing trực tuyến. Các công ty dù lớn hay nhỏ, dù kinh doanh lĩnh vực gì đều đang sử dụng mạng xã hội như Twitter để kết nối với người tiêu dùng và để quảng bá doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, chỉ thiếu một chút kinh nghiệm và sự nhạy cảm bạn cũng có thể mắc những sai lầm nghiêm trọng trong khi vận hành chiến lược marketing mạng xã hội. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến nhất mà các doanh nghiệp thường mắc phải:

1. Không lắng nghe:

Marketing sử dụng phương tiện xã hội chắc chắn sẽ có đối thoại. Một cuộc đối thoại yêu cầu từ hai người trở lên giao tiếp với nhau. Nói theo cách khác, bạn sẽ không thể chỉ truyền tải những thông điệp đi một chiều, rồi kỳ vọng vào sự thành công. Bạn sẽ không thể thành công theo cách đó. Bạn phải dành thời gian lắng nghe người khác nói. Lắng nghe và phúc đap lại họ, chỉ có như vậy bạn mới có thể xây dựng được những mối quan hệ bền vững và có lợi.

2. Tự mình đệ trình mọi thứ:

Đây cũng là một lỗi hay gặp khi marketing sử dụng phương tiện xã hội. Không nên tự đăng những bài viết của mình trên các mạng xã hội như Digg, Reddiit, Mixx... Bạn phải dành thời gian để xây dựng những mối quan hệ sao cho những người khác sẽ thay bạn đăng bài viết của bạn và giúp bạn quảng bá nó.

3. Chỉ giúp một mình bạn

Tất nhiên, nếu bạn muốn những người khác đăng bài của bạn và giúp bạn quảng bá nó thì bạn cũng phải làm như vậy đối với họ. Bạn phải cho nếu muốn nhận. Nhưng cũng không nên chỉ giúp người khác bởi vì bạn cũng muốn nhận lại sự giúp đỡ. Hãy giúp người khác quảng bá bài viết mà bản thân bạn cảm thấy hài lòng. Làm như vậy bạn cũng đã đóng góp những bài viết ý nghĩa cho người khác tham khảo.

4. Quá hợp tác

Nếu bạn nghĩ đến việc xã hội hoá công ty mình thì bạn cần phải chuẩn bị nới lỏng cà vạt và phơi bày khía cạnh khác của mình. Đừng ngã vào cái bẫy của những blog cộng tác nhàm chán và tài khoản Twitter nói về vấn đề công ty nội bộ mà không ai quan tâm. THay vào đó hãy cho mọi người thấy những đặc trưng cũng như cá tính của bạn. Hãy là chính mình. Không nên là một rô bốt hợp tác.

5. Cố gắng kiểm soát mọi thứ

Chắc chắn rồi, quản lý sanh tiếng là một phần quan trọng của bất kỳ một chiến lược marketing qua mạng xã hội nào, tuy nhiên, hãy cẩn thận không nên để điều này đi quá đà. Nói cách khác, không nên trả lời bất kỳ nhận xét tiêu cực nào trên blog của bạn hoặc về công ty bạn. Hãy nhớ rằng khi bạn đã sử dụng các mạng xã hội bạn phải biết hợp tác. Mạng xã hội được xây dựng bởi tất cả mọi người, dựa vào những ý tưởng mà tất cả đều có thể góp tiếng nói. Đừng cố gắng kiểm soát những cuộc đối thoại.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2009

7 lợi ích của thương hiệu cá nhân


7 lợi ích của thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân mạnh thường được ví như một cây nam châm có sức hút mạnh mẽ đối với khách hàng cũng như cơ hội kinh doanh. Có được điều đó là bởi vì thương hiêun cá nhân thể hiện rằng bạn là giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề của họ. Với thương hiệu cá nhân, bạn không chỉ mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh mà bạn sẽ là sự lựa chọn duy nhất cho một nhóm người nhất định có một nhu cầu cụ thể nào đó.
Lợi ích của thương hiệu cá nhân

1. Mọi người tin tưởng bạn nhiều hơn
Trong kinh doanh, nếu bạn đã có thương hiệu cá nhân thì mọi người sẽ luôn cảm thấy thoải mái khi hợp tác cùng với bạn. Những dự định của bạn rất xác thật và rõ ràng. Điều này tăng cường niềm tin. Mọi người sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi họ nghĩ họ có thể đoán trước điều bạn sẽ làm. Họ sẽ cảm thấy thực sự tin tưởng khi sử dụng dịch vụ/ sản phẩm bạn cung cấp.
2. Bạn có giá trị cảm nhận cao hơn nhiều
Khi thương hiệu cá nhân của bạn phát triển, mọi người sẽ bắt đầu nghĩ đến bạn dựa trên một mức độ cảm xúc (như một thương hiệu), chứ không đơn giản dựa trên một mức độ lý trí (như một tiêu đề công việc). Mọi người sẽ kết nối sâu hơn với thương hiệu của bạn, giá trị cảm nhận của thương hiệu sẽ tăng lên.

3. Bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh
Thương hiệu cá nhân của bạn có tính cạnh tranh rất cao giúp bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trong tâm trí của giám đốc doanh nghiệp cũng như khách hàng tiềm năng. Bạn càng xây dựng thương hiệu, bạn càng nâng địa vị của mình lên cao hơn so với đối thủ, bạn cũng sẽ mất ít công sức hơn để thuyết phục mọi người rằng bạn chính là giải pháp cho những vấn đề của họ.

4. Bạn luôn đáng tin cậy 100%
Thương hiệu cá nhân của bạn được xây dựng dựa trên giá trị, mục tiêu, kỹ năng và niềm đam mê của chính bạn. Thương hiệu lớn mạnh chính là nhờ vào những gì bạn đại diện. Hay nói cách khác thương hiệu chỉ có được nếu nó được xây dựng 100% từ bạn.
5. Bạn là người đi tiên phong trong lĩnh vực của mình
Thương hiệu cá nhân thành công sẽ làm cho bạn trở thành người tốt nhất, là giải pháp duy nhất cho những vấn để của một nhóm nhất định nào đó. Việc truyền miệng sẽ thúc đẩy thương hiệu của bạn tiến về phía trước, tạo ra sự nhiệt tình cho những điều bạn làm.
6. Bạn được biết đến như một chuyên gia trong lĩnh vực của mình
Khi mạng lưới của bạn phát triển, bạn sẽ được nhiều, nhiều người biết đến và công nhân trước khi bạn gặp họ. Sự nổi bật của bạn vì thế càng được khẳng định và tiếp tục giúp bạn giữ vững vị trí đứng đầu của mình
7. Bạn thu hút những cơ hội lý tưởng
Điều này là hiển nhiên. Khi bạn đã có một thương hiệu cá nhân thành công, bạn sẽ có cơ hội nhân được nhiều hợp đồng làm ăn béo bở.

Thương hiệu cá nhân giống như một cam kết, đảm bảo rằng bạn sẽ luôn thành công trong kinh doanh. Nhưng vấn đề là làm thế nào để xây dựng được một thương hiệu cá nhân thành công? Điều này không hề đơn giản, đòi hỏi bạn phải kiên trì và nỗ lực rất nhiều.

Dịch từ: http://blog.brand-yourself.com/2008/7-benefits-of-personal-branding/